Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
Tên nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
Mã nghề: 5480102
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Loại hình đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên
Thời gian đào tạo: 2 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
– Trang bị cho người học kiến thức thực tế và Lý thuyết: tương đối rộng trong phạm vi nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;
– Trang bị cho người học Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin; Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế, Kỹ năng làm việc nhóm, đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
– Người học sau khi tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
– Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;
+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;
+ Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;
+ Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính, kể cả các thiết bị ngoại vi;
+ Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính xách tay;
+ Có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy vi tính;
+ Có đủ năng lực để phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong máy vi tính;
+ Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
– Kỹ năng:
+ Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;
+ Lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;
+ Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;
+ Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính;
+ Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính;
+ Thiết kế, quản trị và bảo dưỡng mạng LAN.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Làm việc tại các doanh nghiệp có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính;
– Làm việc tại các trường học ở vị trí phòng thực hành, xưởng thực tập, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn.
2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 20
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 73 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1545 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 400 giờ
– Thực hành, thực tập, thí nghiệm, bài tập, thảo luận: 1115 giờ
– Thời gian khóa học: 2 năm.
3. Nội dung chương trình:
Mã MH/ MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Tổng số | Thời gian học tập | ||||
Năm 1 | Năm 2 | Trong đó | ||||||
Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận |
Kiểm tra | ||||||
I | Các môn học chung | 12 | 255 | 210 | 45 | 94 | 148 | 13 |
MH 01 | Giáo dục quốc phòng và an ninh | 2 | 45 | 45 | 21 | 21 | 3 | |
MH 02 | Tin học | 2 | 45 | 45 | 15 | 29 | 1 | |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 1 | 30 | 30 | 4 | 24 | 2 | |
MH 04 | Pháp luật | 1 | 15 | 15 | 9 | 5 | 1 | |
MH 05 | Giáo dục chính trị | 2 | 30 | 30 | 15 | 13 | 2 | |
MH 06 | Tiếng Anh | 4 | 90 | 90 | 30 | 56 | 4 | |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 52 | 1095 | 720 | 375 | 400 | 635 | 60 |
II.1 | Môn học, mô đun sơ cở | 9 | 180 | 180 | 0 | 58 | 112 | 10 |
MH07 | An toàn vệ sinh công nghiệp | 2 | 30 | 30 | 23 | 6 | 1 | |
MH08 | Tin học văn phòng | 4 | 90 | 90 | 20 | 65 | 5 | |
MĐ09 | Điện tử cơ bản 1 | 3 | 60 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 43 | 915 | 540 | 375 | 342 | 523 | 50 |
MH10 | Kiến trúc máy tính | 4 | 75 | 75 | 40 | 33 | 2 | |
MH11 | Kỹ thuật xung số | 3 | 60 | 60 | 29 | 28 | 3 | |
MĐ12 | Lắp ráp và cài đặt máy tính | 5 | 120 | 120 | 35 | 77 | 8 | |
MH13 | Mạng máy tính | 5 | 90 | 90 | 58 | 28 | 4 | |
MĐ14 | Sửa chữa bộ nguồn | 3 | 60 | 60 | 20 | 36 | 4 | |
MĐ15 | Kỹ thuật sửa chữa màn hình | 4 | 75 | 75 | 30 | 40 | 5 | |
MĐ16 | Sửa chữa máy tính 1 | 6 | 135 | 135 | 40 | 87 | 8 | |
MĐ17 | Quản trị mạng máy tính | 4 | 90 | 90 | 30 | 56 | 4 | |
MĐ18 | Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi | 5 | 120 | 120 | 30 | 82 | 8 | |
MĐ19 | Công nghệ mạng không dây | 4 | 90 | 90 | 30 | 56 | 4 | |
III | Thực tập tốt nghiệp | 9 | 420 | 420 | 0 | 420 | 0 | |
TỔNG CỘNG | 73 | 1770 | 930 | 840 | 494 | 1203 | 73 |
Chú ý: Thời lượng kiểm tra lý thuyết tính cho giờ học Lý thuyết, thời lượng kiểm tra thực hành tính cho giờ học Thực hành.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở;
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh;
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:
TT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng; – Sinh hoạt tập thể. |
Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 | Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, tìm việc … | Trong giờ sinh hoạt khoa 01 giờ/tháng. |
6 | Thăm quan, dã ngoại | Mỗi học kỳ 1 lần |
4.2. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
– Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng năm học, học kỳ, tuần và giờ học;
– Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :
+ Một giờ học Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút;
+ Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học;
+ Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
– Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
– Thi kết thúc môn học/mô đun thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;
– Kiểm tra viết và thực hành:
TT | Số giờ | Lý thuyết | Thực hành/tích hợp | Ghi chú |
1 | Từ 30 – dưới 60 | 60 phút | 4 giờ | |
2 | Từ 60 – dưới 120 | 90 phút | 4 giờ | |
3 | Từ 120 trở lên | 120 phút | 4 – 8 giờ |
– Kiểm tra vấn đáp:
+ Kiểm tra vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.
+ Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.
– Kiểm tra trắc nghiệm:
+ Từ dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;
+ Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 – 60 câu với thời gian kiểm tra 50 – 60 phút.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
Thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | 90 phút |
2 | Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp | Viết | 120 phút. |
3 | Thực hành nghề nghiệp | Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp | 8 giờ |
4.5. Các chú ý khác:
Trường hợp cần thiết nghiên cứu, xây dựng đề án, đề xuất giải pháp mới trong các lĩnh vực sửa chữa máy tính, mạng máy tính. Hiệu trưởng xem xét cho phép triển khai thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân được thẩm định cho điểm tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: nghề.